Từ thập niên 1940 đến 1950 và nhiều nhất vào thập niên 1960, bà con họ Thân Câu Nhi ở Quảng Nam nghèo đói, chiến tranh tàn phá đã rời bỏ quê hương tìm nơi sinh sống, thuở ban đầu đối mặt vối rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, người đi trước dìu dắt người đi sau tận tình, nhờ vào tính cần cù bươn chải, nhờ vào tinh thần nỗ lực hết mình và sự thông minh vốn có, ý chí vươn lên, vựợt qua khó khăn, dần dần từng bước ổn định cuộc sống và hàng năm vẫn tổ chức lễ giỗ tổ tiên vào ngày mồng mười tháng ba tại chùa Hải Quang đường Phạm Văn Hai Tân Bình. Hầu hết con cháu tập trung về đây kính lễ dâng hương, thăm hỏi nhau, nhờ đó mà tình cảm họ hàng ngày càng thân tình, con cháu trải qua nhiều đời vẫn biết nhau qua mối quan hệ thế thứ, đời thứ, hiểu biết cội nguồn và giữ nề nếp cha ông cho đến ngày nay.
Sau ngày thống nhất đất nước 1975, tình hình an ninh không cho phép, nên bị gián đoạn không tổ chức tập trung, nhưng các bậc trưởng lão vẫn gặp nhau bàn bạc trao đổi để tiếp tục. Những năm cuối thập niên 70 đã có những buổi lễ giỗ đơn giản chỉ một số ít người tham dự tại nhà ông Thân Đình (1979) P1C1H2.1c đường Ngô Tùng Châu (nay là Nguyễn Văn Đậu Bình Thạnh), lúc đó đã có ý tưởng xây dựng nhà thờ Tộc, mọi người cho là chuyện viễn tưởng, nhưng vẫn mơ uớc có một nơi thờ tự và để con cháu gặp nhau, sau 4 năm liên tục tại nhà ông Thân Đình (thường gọi Út Chung) cuối thập niên 1980, có năm tổ chức lễ giỗ tại chùa Hải Quang (sau chùa Hải Quan không đồng ý cho tổ chức tại chùa vì vấn đề an ninh), qua năm 1990 có lúc tổ chức giỗ Tộc tại nhà ông Thân Đức Thành ổ Bàu Cát Tân Bình và bắt đầu họp bàn vận động đóng góp tìm mua đất.
Do quyết tâm của các vị trưởng lão lúc bấy giờ như ông Thân Vĩnh Năm, Thân Đình, Thân Ngữ, Thân Phòng, Thân Hường, Thân Đức Thành, Thân Đức Quang. Ông Thân Vĩnh Năm và ông Thân Đức Thành giới thiệu khu đất ruộng và thỏa thuận giá cả là 60 chỉ vàng, hai ông thông báo cho bà con quyết định, được sự đồng tình chung của bà con, Tộc ta tiến hành nhận tiền bà con đóng góp thanh toán tiền đất, và tiến hành bàn việc xây dựng, kể từ đây đến khi hoàn thành 2004 kéo dài 12 năm với nhiều giai đoạn:
Lần 1 : - Diện tích 32m2 chiều dài 8 x 4 m, tường gạch mái ngói, phụ trách xây dựng do ông Thân Vĩnh Năm (đời 11 phái 2 chi 1) và ông Thân Đức Thành (đời 13 p1c1h2.1b), vận động tài chính và giám sát, sồ sách có các ông : Thân Hường (p1c1h2.1b), Thân Đức Duyệt (p1c1h2.1b), Thân Ký (p1c1h3), Thân Phòng (p1c1h3), Thân Ngữ (p1c1h2.1b).
Trực tiếp hàng ngày bám sát công trình gồm ông Thân Đức Thành và ông Thân Vĩnh Năm , số tiền bà con đóng góp là 31,2 chỉ vàng, 900 usd và tiền đồng, tổng số tiền chi phí cho đợt 1 bao gồm mua đất và xây dựng là 49.182.000 ( Hơn 49 triệu ).
Lần 2 : Năm sau, 1993 do quy hoạch đường, nhà thờ bị giải tỏa. Nhờ có sự vận động tích cực của các ông Thân Phòng, Thân Ngữ, Thân Ba, Thân Đình, chính quyền cấp lại phần đất đối diện nhà thờ. Lúc này ông Thân Vĩnh Năm và ông Thân Đức Thành đứng ra xây dựng với diện tích ban đầu 32m2 ngang 4, dọc 8 về sau sửa lại là 48m2, ngang 6 x 8 , phụ trách xây dựng vẫn 2 ông Thân Vĩnh Năm và Thân Đức Thành. Ban Vận động tài chính sổ sách vẫn
các ông lần 1, kéo dài đến năm 1996, tổng chi phí tính đến năm 1996 là 109.655.160 đồng, trong đó bao gồm chi phí đất đai, xây dựng và đóng tiền cơ sở hạ tầng.
Lần 3 : Do con cháu ngày càng đông, các lần lễ giỗ không đủ chố để con cháu tập trung, nhiều ý kiến thấy cần mở rộng diện tích xử dụng để có nơi con cháu về dâng hương. Năm 2000 các vị trưởng lão lúc bấy giờ họp bàn bạc quyết định cần xây dựng lại nhà thờ khang trang và rộng rãi hơn bằng cách thêm tầng, tầng trên thờ tổ tiên, tầng dưới con cháu sinh hoạt giao lưu, Ông Thân Đình viết dự án, ông Thân Vinh hợp đồng thiết kế, ông Thân Vĩnh Năm là Trưởng ban Xây dựng, Thân Khôi (p1c1h2.1b) thi công, vì công trình tương đối lớn lúc bấy giờ nên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn, thay đổi người tham gia tùy giai đoạn, nhưng tập trung chủ yếu vào các ông sau : Thân Vĩnh Năm, Thân Phòng, Thân Đình, Thân Đức Quang, Thân Đức Thành, Thân Ngự, Thân Hường, Thân Ký (p1c1h3), Thân Trần Thanh Hùng, Thân Lâm, Thân Đức Đào, Thân Vinh.
74.505.310 đồng
Nếu tính từ lúc mua đất cho đến khi hoàn thành công trình từ năm 1991 đến 2004, thời gian xây dựng nhà thờ kéo dài trong 13 năm, với các thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng không ít, tổng chi phí trong 13 năm là : 295.357.310 đồng
Thuận lợi : Được sự đồng lòng chung của các vị trưởng lão và bà con trong Tộc, con cháu tích cực đóng góp, trong đó phải kể đến sự đóng góp vừa công sức vừa tài chính chủ yếu của các ông : Thân Phòng, Thân Đình, Thân Hà Nhất Thống, Thân Đức Quang, Thân ĐứcThành, Thân Vĩnh Năm, Thân Thời, Thân An, Thân Ba, Thân Ninh. Đặc biệt hệ 3 do ông Thân Lạc phụ trách luôn vận động đúng chỉ tiêu người đi làm có nghĩa vụ 300.000 một
người........ theo danh sách, công sức của ông Thân Vĩnh Năm, ông Thân Hường (p1c1h2.1b) ông Thân Đức Thành, ông Thân Ngự, ông Thân Ký (p1c1h3) v.v…
Khó khăn: nhân sự giám sát, vận động tài chính không thường xuyên, tài chính không kịp thời nhiều lúc thiếu vật tư và nhân công khiến công trình kéo dài nhiều giai đoạn, do chuyển đổi thủ quỹ qua nhiều người, ông Thân Đức Thành, Ông Thân Phòng, Ông Thân Đức Đào, ông Thân Lâm nên việc tổng kết có khó khăn.
Do vận động tài chánh con cháu nhiều lần (vừa xây dựng nhà thờ, vừa trùng tu mồ mã các vị tiền nhân và xây dựng nhà thờ ở quê nhà khánh thành năm 1994), nhưng báo cáo tài chánh không kịp thời, mặc dù bà con tin tưởng vào HĐTT CN tại thành phố HCM lúc bấy giờ nhưng chưa công khai và ghi nhận tinh thần cũng như công đức của bà con chúng ta.
Trong thời gian xây dựng, bà con đến thăm và có những ý kiến trái chiều trong kỹ thuật xây dựng nên nhiều lúc thợ thi công lúng túng không biết hỏi ai, và phải làm như thế nào,
Theo truyền thống đạo lý của dân tộc ta nói chung, và tổ tiên dòng họ nói riêng Làm con phải biết ông cha
Làm dân phải biết sử nhà từ xưa Cây có cội, nước có nguồn Chim có tổ người có tông
Ăn quả nhớ người trồng cây
Con cháu luôn biết công ơn ông bà tổ tiên, từ đó họ Thân Câu Nhi tại Tp HCM măc dù tinh hình kinh tế thời điểm từ năm 1975 đến năm 1995 có nhiều khó khăn, bà con chúng ta một phần hồi hương, đi kinh tế mới và cuộc sống nhiều vất vả thiếu thốn, nhưng với tình cảm và lòng hiếu kính tổ tiên, mong muốn có nơi thờ tự và gặp gỡ nhau, tìm về cội nguồn, đã đồng tâm hiệp lực xây dựng nên từ đường hôm nay
Kỷ niệm 20 năm khánh thành nhà thờ, chúng ta luôn ghi nhớ công ơn và tôn vinh sự nỗ lực của những người đã cống hiến công sức, tài lực, vinh danh con cháu, bà con họ Thân để hôm nay chúng ta có được nơi thờ tự, hương khói ông bà tổ tiên chúng ta
Họ Thân là một dòng tộc đặc biệt trong các dòng tộc của Việt Nam. Vùng Lạng Châu xưa, nay là vùng tỉnh Bắc Giang và nam Lạng Sơn được coi là cái nôi của dòng họ Thân...
Thông tin về lễ kỷ niệm 1010 năm họ Thân VN tại Nhà thờ tổ ở Bắc Giang ngày 13/12/2020
Thân Trọng Di (hay Thân Văn Di, tự Như Phủ) (1825-1885)